Những Lưu Ý Cần Biết Trong Vận Tải Đường Biển Hiện Nay

Phương thức vận tải đường biển nắm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng mang lại những giá trị thiết thực từ các hoạt động giao thương mỗi ngày. Để không gặp phải rủi ro trong giao thương bằng đường biển thì chúng ta cần phải lưu ý điều gì? Hãy cùng tìm Reddragon tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Vận tải đường biển là gì?

Nền kinh tế phát triển đã kéo theo sự đòi hỏi cao hơn của con người trong hoạt động chuyên chở. Việc giao nhận hàng hóa với các khách hàng và đối tác của mình cần phải được nhanh chóng và đúng hẹn. Để đáp ứng tốt nhu cầu đó, việc sử dụng kết hợp các phương thức vận tải cùng với nhau là hết sức cần thiết.

Trong đó vận chuyển đường biển là phương thức vận tải được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt là đối với những ai thường xuyên vận tải kiện hàng lớn, đi xa.

vận tải đường biển

Nói đến vận tải đường biển chúng ta có thể hiểu rằng đây là một phương thức vận tải hàng hóa phổ biến, sử dụng phương tiện chuyên chở, cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm đáp ứng cho hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển.

Phương tiện được dùng là các tàu chở hàng thuộc nhiều mức tải trọng khác nhau. Kết hợp với các thiết bị phục vụ cho công việc bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu. Còn về cơ sở hạ tầng thì là các bến cảng, cơ sở vật chất xây dựng trong cảng dành cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

>> Xem thêm: Dịch Vụ Thuê Tàu Chợ – Phương Thức Vận Chuyển Hàng Hóa Nhanh Chóng

Quy trình vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 

Cũng giống như các loại hình vận tải khác, vận tải hàng hóa bằng đường biển cũng mang những nét tương đồng cơ bản. Cụ thể mời bạn xem chi tiết dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên đơn vị cung cấp dịch vụ đường biển sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Bao gồm thông tin về địa chỉ và kho lấy hàng cụ thể. 
  • Bước 2: Bắt đầu tiến hành khai báo hải quan và thông quan hàng hóa. Tiến hành các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định của hải quan. Thực hiện bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ cần thiết, xin giấy phép lưu hành tự do.
  • Bước 3: Hàng hoá sẽ được vận chuyển từ kho lưu trữ đến bến cảng để kiểm tra trước khi đưa lên boong tàu.
  • Bước 4: Xếp hàng lên tàu và bắt đầu quá trình vận tải.
  • Bước 5: Sau khi hàng cập cảng đích, hàng sẽ được dỡ và giao đến địa chỉ người nhận như trong hợp đồng đã kí kết.

Những loại hàng hóa chủ yếu được vận tải bằng đường biển là những loại nào? 

Đối với những mặt hàng có tên trong danh sách cấm xuất nhập khẩu theo quy định thì không được vận chuyển để xuất nhập khẩu theo bất kỳ hình thức nào. Những mặt hàng còn lại không nằm trong danh sách cấm đều có thể vận chuyển bằng đường biển. Đây được coi là một trong những lợi thế tuyệt đối của vận tải đường biển so với các loại hình vận tải đường bộ, hàng không. Những mặt hàng trên thực tế được kể dưới đây sẽ được ưu tiên vận chuyển bằng đường biển như:  

  • Những loại hàng hóa có tính chất lý hóa. Đặc biệt là hóa chất, những loại dung dịch hóa hàng, các chất hút ẩm. Bên cạnh đó là các mặt hàng dễ bay bụi như bột,..
  • Những loại hàng hóa dễ bị tác động bởi môi trường và dễ bị ảnh hưởng đến chất lượng bởi độ ẩm và nhiệt độ bên ngoài như thuốc lá, gia vị và chè,…
  • Các mặt hàng hóa như vật liệu xây dựng, máy móc và các loại vật liệu công nghiệp sản xuất,…

Bên cạnh việc phân loại các loại hàng hóa dựa vào tính chất. Những lô hàng được vận chuyển theo đường biển còn phân loại theo hình thức vận chuyển. Cụ thể có thể kể đến là: 

  • Những loại hàng bách hóa sẽ được vận chuyển bằng những container. 
  • Khoáng sản và cát, đá thì được vận chuyển bằng xà lan.
  • Những mặt hàng thực phẩm đặc trưng cần phải đông lạnh sẽ được vận chuyển bằng các xe đông lạnh. 

Xu thế mới trong vận chuyển hàng hóa của con người

Như hiện nay, đường bộ đã không còn là tuyến đường chủ đạo phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa. Song song đó, các tuyến giao thông khác cũng được triển khai đầu tư thực hiện nhằm mang tới những giải pháp chuyên chở tối ưu nhất. Giúp cho mỗi kiện hàng được giao và nhận an toàn, hiệu quả.

Phù hợp cho từng điều kiện và đòi hỏi thực tế để vận chuyển mỗi lô hàng. Người ta sẽ vận dụng một phương thức vận tải tối ưu nhất. Chính từ thực tế này, các tuyến đường giao thông hiện nay đều nắm giữ một tầm quan trọng riêng, điều đó sẽ đảm bảo mỗi kiện hàng hóa được giao và nhận diễn ra hiệu quả và đem lại sự hài lòng cao nhất, dù đó có là mặt hàng gì, đặc điểm kích thước và tải trọng ra sao.

vận tải biển

Đường bộ đã không còn là sự lựa chọn duy nhất của các chủ hàng lẫn đơn vị vận tải. Mà đồng thời đường sắt, đường hàng không và đường biển cũng được tận dụng tối đa. Tùy theo đặc điểm giao nhận của từng lô hàng là gì, đòi hỏi của chủ hàng ra sao mà sẽ thực hiện chuyên chở hàng hóa theo một con đường tốt nhất. Đảm bảo các yếu tố về an toàn, chi phí và thời gian vận chuyển.

Theo thời gian, đường biển đang cho thấy là tuyến vận chuyển tốt nhất. Đặc biệt là di chuyển những lô hàng lớn đi đến các vùng thuộc quốc gia có tiếp giáp biển. Thực tế khi mà các chuyến tàu hàng di chuyển trên biển đã nhiều lên. Tần suất qua lại giữa các vùng biển tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy rằng phương thức vận tải biển đang hỗ trợ giao thương cho các nền kinh tế toàn cầu tốt lên.

>>> Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Phương Thức Thuê Tàu Hiện Nay

Tại sao phải vận chuyển đường biển?

Những trường hợp nào thì ta nên hoặc phải vận chuyển đường biển? Bạn có thể tham khảo một số trường hợp sau:

+ Khi muốn vận chuyển hàng hóa có khối lượng khổng lồ.

+ Khi bạn cần vận chuyển hàng hóa quốc tế với số lượng lớn mà tiết kiệm chi phí.

+ Khi điểm gửi và nhận hàng tiếp giáp biển có cảng để tàu hàng neo đậu.

Ưu nhược điểm của vận chuyển đường biển

Ưu điểm

Phương thức vận chuyển đường biển sở hữu nhiều ưu điểm vượt bậc, trong đó bao gồm:

– Cho phép vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước khổng lồ.

– Dễ dàng kết hợp với các loại phương tiện, thiết bị và công cụ hỗ trợ khác trong quá trình vận tải.

– Tiết kiệm chi phí so với các phương thức chuyên chở khác. Đây là ưu điểm mà nhiều người rất thích khi vận chuyển đường biển.

– Độ an toàn cao với hệ thống giao thông trên biển thông thoáng, ít phương tiện di chuyển. Đảm bảo các tàu hàng luôn được an toàn, hiếm khi xảy ra các sự cố va chạm hay các tai nạn.

– Khả năng di chuyển rộng lớn mà không bị giới hạn: Với việc có nhiều quốc gia trên thế giới tiếp giáp với biển, các tuyến đường di chuyển không bị hạn chế. Nó giúp quá trình di chuyển của các tàu hàng trên biển trở nên thoái mái hơn. Dễ dàng tiếp cận tới nhiều khu vực trên thế giới.

vận tải đường biển

>>> Xem thêm: Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Nhược điểm

Mặc dù vận chuyển đường biển là phương thức vận tải được đánh giá cao về mức độ an toàn. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro mà con người nên biết tới. Từ đó đưa ra những giải pháp phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa nhất các thiệt hại xảy ra.

– Vận tốc di chuyển của tàu chậm nên thời gian vận chuyển tới nơi khá lâu.

– Rủi ro đến từ thiên tai (tự nhiên): Những thay đổi bất thường của thời tiết trên biển như bão, mưa giông, biển động hay sóng thần. Đều có thể gây ảnh hưởng đến tàu hàng đang di chuyển trên biển.

– Rủi ro đến từ tai nạn trong quá trình di chuyển: Việc các tàu hàng va chạm với nhau. Tàu mắc cạn khi di chuyển trong vùng biển nông. Hay tàu chìm xuống biển là rất hiểm xảy ra. Nhưng đó cũng là những rủi ro mà hàng hóa khi vận chuyển đường biển sẽ phải đối mặt.

Giá cước vận chuyển đường biển

Để vận chuyển một kiện hàng thông qua đường biển. Các chủ hàng sẽ cần phải thanh toán cước dịch vụ cho công ty vận tải theo một khung giá cước phù hợp với lô hàng được gửi. Thông thường, giá cước vận chuyển đường biển được quy định phụ thuộc vào các yếu tố như:

– Khoảng cách từ nơi gửi đến nơi nhận.

– Chủng loại, khối lượng của hàng hóa.

– Hàng được vận chuyển khu vực nội địa hay ra ngoài quốc tế.

– Điều kiện bảo quản đặc biệt cho hàng hóa (nếu có).

Giá cước vận chuyển đường biển các loại hàng hóa sẽ bao gồm các loại phí:

– Phí dịch vụ tính cho đơn vị vận tải.

– Phí bảo hiểm hàng hóa theo giá trị lô hàng.

– Phí bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu.

– Phí lưu hàng hóa ở cảng khi chưa kịp thời vận chuyển.

– Và một số loại phụ phí khác theo quy định.

vận tải đường biển

Dịch vụ vận tải biển chuyên nghiệp và uy tín Hồng Long

Những lưu ý cần biết trong vận tải đường biển, Reddragon đã cung cấp một cách khách quan nhất và dễ hiểu nhất cho mọi người. Hi vọng rằng qua bài viết này, mọi người sẽ nắm được cơ bản về vận tải đường biển và các lưu ý khi vận tải đường biển.

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Hồng Long với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vận tải biển. Chúng tôi đảm bảo sẽ đem đến cho khách hàng sự an tâm về hàng hóa. Kèm theo đó là thái độ làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Họ được đào tạo bài bản và trang bị đầy đủ tất cả các kỹ năng cần thiết.

Ngoài ra, chúng tôi có mối quan hệ rộng với các hãng tàu lớn. Do đó đã hình thành nên hệ thống vận chuyển đường biển ở nhiều nước trên thế giới. Vì thế việc gửi hàng đi Mỹ hay các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… sẽ rất dễ dàng và đảm bảo chi phí tốt nhất.

>>> Liên hệ ngay Hotline 0913.266.928 để được tư vấn trực tiếp về dịch vụ vận tải biển và nhận báo giá mới nhất !!!

Bài viết Những Lưu Ý Cần Biết Trong Vận Tải Đường Biển Hiện Nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.



source https://reddragoncons.com/nhung-luu-y-can-biet-trong-van-tai-duong-bien/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Các Bước Thi Công Cọc Khoan Nhồi

Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Ống HDPE Là Gì? Những Đặc Tính Nổi Bật Của Ống Nhựa HDPE