Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Các Bước Thi Công Cọc Khoan Nhồi
Thi công cọc khoan nhồi bê tông đã trở thành phương án hữu hiệu trong việc chịu tải nền móng đối với các công trình lớn hiện nay. Chính vì vậy mà Hồng Long sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin cơ bản về thi công cọc khoan nhồi, cũng như quy trình và các biện pháp thi công để bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé.
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là cọc bê tông cốt thép được thi công đổ tại chỗ vào nền đất đã được tạo hình sẵn. Phương án này có thể thực hiện thủ công hoặc bằng các phương tiện máy móc hiện đại. Các cọc bê tông được sử dụng thường có đường kính từ 600mm đến 3000 mm. Nó có khả năng chịu tải lớn ở những móng sâu của các công trình lớn. Biện pháp này được đưa vào thiết kế và sử dụng phổ biến khoảng 10 năm trở lại đây.
Quy trình cơ bản của thi công cọc khoan nhồi
Quá trình thi công cọc khoan nhồi có thể khác nhau ở mỗi phương pháp thực hiện. Nhưng về cơ bản thì sẽ được thực hiện qua các bước sau đây:
- Bước 1: Định vị và khoan lỗ tạo hình
- Bước 2: Làm sạch hố khoan
- Bước 3: Gia công và lắp dựng lồng thép
- Bước 4: Thi công đổ bê tông cho cọc nhồi bê tông
- Bước 5: Giám sát và kiểm tra chất lượng cọc
- Bước 6: Thí nghiệm khả năng chịu tải
>>> Xem thêm: Công Ty San Lấp Mặt Bằng Chất Lượng – Nhanh Chóng – Uy Tín HCM
Các phương pháp thi công cọc khoan nhồi
Hiện nay có 2 phương pháp thi công cọc khoan nhồi, đó chính là: thi công cọc khoan nhồi dùng ống vách, thi công cọc khoan nhồi không dùng ống vách.
Thi công cọc khoan nhồi dùng ống vách
Đối với kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi này thì thường được lựa chọn cho những vị trí có kết cấu địa chất đặc biệt, có khả năng sập thành hố khoan lớn, thi công dưới nước, hoặc ở những vị trí sát với công trình khác. Biện pháp này không cần dùng dung dịch bentonite để giữ ổn định cho thành vách.
Phương pháp khoan cọc nhồi này đòi hỏi máy móc thi công hỗ trợ và giới hạn với những cọc có chiều dài hơn 30m.
Thi công cọc nhồi không dùng ống vách
Biện pháp thi công cọc khoan nhồi bê tông không sử dụng ống vách là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó giúp cho việc thi công đạt tiến độ nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Với phương án thi công không dùng ống vách sẽ có hai hình thức khác để thực hiện:
- Khoan thổi rửa hay là khoan phản tuần hoàn. Đây là phương án dùng máy đào có mũi guồng xoắn để tạo lỗ định hình cho cọc bê tông. Sau đó dung dịch bentonite sẽ được bơm xuống để giữ ổn định cho thành vách. Bentonite còn lại sẽ được đưa lên khỏi hố khoan để tách lấy bentonite để tái sử dụng cho những lần khoan tiếp theo.
- Khoan gầu là biện pháp dùng một mũi khoan có dạng là thùng xoay và cắt đất. Biện pháp này vẫn dùng dung dịch bentonite để giữ ổn định cho thành vách. Với kích thước đường kính cọc khác nhau thì kích thước gầu khoan sẽ thay đổi tương ứng. Việc thi công sẽ thực hiện trực tiếp trên dung dịch bentonite. Biện pháp này đòi hỏi các máy móc và thiết bị hiện đại. Người thi công đòi hỏi phải có chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật cao.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Xây Dựng Dân Dụng Là Gì? Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết
Quy trình thi công cọc khoan nhồi cụ thể
Các bước thi công cọc khoan nhồi:
Bước 1: Công tác chuẩn bị mặt bằng và định vị tim mốc
Mặt bằng được chuẩn bị đảm bảo thuận tiện cho việc triển khai máy móc và thiết bị thi công. Sử dụng các thiết bị trắc đạc để tiến hành định vị tim mốc chính xác chuẩn bị cho việc triển khai thi công.
Bước 2: Ép ống vách
Sau khi định vị tim cọc thì tiến hành dùng máy rung để ép ống vách miệng hố khoan. Việc này đảm bảo cho miện hố khoan không bị lệch trong quá trình thi công. Đồng thời giữ ổn định miệng hố không bị sạt lở trong quá trình khoan cọc nhồi. Chiều dài ống vách phụ thuộc vào điều kiện địa chất vị trí hố khoan. Nếu địa chất yếu thì chiều dài hố khoan phải được nâng dài hơn. Các chiều dài phổ biến của ống vách là 6m, 9m, 12m.
Bước 3: Tiến hành khoan
Sau khi ép ống vách sẽ tiến hành nghiệm thu tọa độ, cao độ một lần nữa trước khi tiến hành khoan bằng các thiết bị chuyên dụng. Trong quá trình khoan cọc nhồi bê tông có thể bơm đồng thời dung dịch bentonite để giữ ổn định thành vách và dung dịch polymer để thổi rửa hố khoan. Quá trình này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật của đội thi công.
Bước 4: Vét lắng đáy hố khoan
Sau khi khoan đến cao độ thiết kế thì tiến hành dùng gầu để vét lắng đáy hố khoan.
Bước 5: Lắp đặt và hạ lồng thép
Lồng thép được gia công sẵn có gắn các ống siêu âm và con kê. Chiều dài từng đoạn lồng thép sẽ phụ thuộc vào thiết kế và năng lực thi công. Thông thường nếu khoan nhồi cọc bê tông có chiều dài lớn người ta sẽ gia công từng đoạn lồng thép có chiều dài 11,7m. Sau đó người ta hạ từng lồng thép xuống hố và nối đoạn tiếp theo vào lồng đã hạ.
Bước 6: Hạ ống đổ bê tông và thổi rửa lắng đáy
Ống đổ bê tông sẽ có chiều dài tính toán phù hợp với từng hố. Nó bao gồm nhiều đoạn và kết nối với nhau bằng ren. Khi thi công đổ bê tông đảm bao ống đổ bê tông luôn ngập trong bê tông để đảm bảo bùn đất không bị lẫn vào trong bê tông cọc.
Sau khi lắp đặt xong ống đổ bê tông thì tiến hành thổi rửa làm sạch lỗ khoan trước khi đổ bê tông
Bước 7: Đổ bê tông và rút ống vách
Biện pháp thi công đổ bê tông tùy thuộc vào điều kiện thực tế của công trình và được tính toán phù hợp nhất.
Sau khi bê tông đạt được cường độ nhất định thì tiến hành rút ống vách và trả lại mặt bằng cho giai đoạn thi công tiếp theo.
Hy vọng với thông tin mà Reddragoncons cung cấp trên đây sẽ phần nào giúp ích được cho quý bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về thông tin cọc khoan nhồi nhé.
Bài viết Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Các Bước Thi Công Cọc Khoan Nhồi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.
source https://reddragoncons.com/thi-cong-coc-khoan-nhoi/
Nhận xét
Đăng nhận xét