Xây Dựng Dân Dụng Là Gì? Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết

Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế của nước ta thì các công trình xây dựng dân dụng ngày càng nhiều. Bạn đang băn khoăn không biết về các công trình xây dựng dân dụng là gì? Qua bài viết này, Reddragon sẽ cung cấp đến bạn tổng quan về xây dựng dân dụng. Giúp bạn giải đáp một vài thắc mắc đối với vấn đề này.

Kỹ thuật xây dựng dân dụng 

Kỹ thuật xây dựng dân dụng là một ngành kỹ thuật đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Nhiệm vụ chính của ngành là thiết kế, thi công, giám sát thực hiện và bảo trì các công trình xây dựng dân dụng. Ngoài ra xây dựng dân dụng còn có nhiệm vụ trực tiếp quản lý giám sát thi công các công trình có chức năng phục vụ đời sống như: nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, khu chung cư,…

Kỹ thuật xây dựng dân dụng được xem là ngành kỹ thuật lâu đời nhất chỉ sau kỹ thuật quân sự. Các công trình dân dụng cụ thể là nhà ở, các công trình tự nhiên như: cầu đường, đường hầm, đập, tòa nhà… Ngành kỹ thuật dân dụng còn được chia thành các ngành nhỏ như: kỹ thuật môi trường, địa kỹ thuật, kỹ thuật kết cấu… Trong đó, kỹ thuật xây dựng dân dụng có mặt ở mọi cấp độ. Từ phạm vi công cộng, nhà nước, tư nhân và kể cả trong khu vực và quốc tế.

xây dựng dân dụng

>>> Xem thêm: Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Công trình xây dựng dân dụng là gì?

Vậy công trình xây dựng dân dụng là gì? Công trình xây dựng dân dụng là các công trình do bộ xây dựng cấp phép và thi công cũng như giám sát thi công. Việc làm này nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh xã hội và phục vụ đời sống xã hội. Các công trình xây dựng dân dụng là các công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở công trình công cộng. Trong đó:

– Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ.

– Các công trình công cộng bao gồm các công trình văn hóa; công trình giáo dục;  y tế; thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; những nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; các nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại…

Vai trò của xây dựng dân dụng đối với sự phát triển kinh tế

Xây dựng dân dụng là một trong những ngành trọng điểm của mỗi quốc gia. Nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Cụ thể là:

– Biểu hiện cụ thể cho định hướng phát triển và đường lối kinh tế của quốc gia

– Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng cho nền kinh tế

– Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế

– Tăng cường sự đầu tư nước ngoài và tiềm lực quốc gia

– Tăng giá trị lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân

>>> Xem thêm: Công Ty San Lấp Mặt Bằng Chất Lượng – Nhanh Chóng – Uy Tín HCM

Xác định cấp công trình

Theo Điều 2 của Thông tư số 03/2016/TT-BXD Thông tư về Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Tại điều 2. Nguyên tắc xác định cấp công trình

xây dựng dân dụng

1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:

a) Quy mô công suất, tầm quan trọng: áp dụng cho từng công trình hoặc dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình quy định tại Khoản 3 Điều này được xác định theo Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 1 Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại Điểm b Khoản này.

b) Loại và quy mô kết cấu: áp dụng cho từng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, được xác định theo Phụ lục 2 Thông tư này.

2. Cấp của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định trên cơ sở các tiêu chí nêu tại Khoản 1 Điều này.

3. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình chính độc lập hoặc dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên quy mô, công năng chung của dự án.

4. Cấp công trình quốc phòng, an ninh được xác định theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp công trình quốc phòng, an ninh có tính chất đặc thù, cấp công trình do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Phương Pháp Xử Lý Nền Đất Yếu Bằng Bấc Thấm

Quản lý các hoạt động xây dựng

Theo Điều 3. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động xây dựng của Thông tư số 03/2016/TT-BXD Thông tư về Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

xây dựng dân dụng

1. Áp dụng cấp công trình để xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình như sau:

a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập. Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

b) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập với nhau. Áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

c) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính. Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;

d) Các trường hợp khác được quy định trong văn bản pháp luật liên quan.

2. Ngoài việc xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này. Cấp công trình còn được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động sau theo quy định tại Khoản 3 Điều này:

a) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng;

b) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

c) Xác định công trình phải tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

d) Xác định công trình bắt buộc phải lập chỉ dẫn kỹ thuật;

đ) Xác định công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng;

e) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

g) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng;

h) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;

i) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

k) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;

l) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì.

Công trình xây dựng dân dụng khi phân cấp được quy định như thế nào?

Dựa vào quy định về phân cấp công trình xây dựng, công trình dân dụng được phân làm các cấp như sau:

  • Đầu tiên là Công trình dân dụng cấp đặc biệt. Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2). Hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng).
  • Thứ hai Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.
  • Thứ ba Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
  • Tiếp đến là Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.
  • Cuối cùng là Công trình dân dụng cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng).

xây dựng dân dụng

>> Có thể bạn quan tâm: Phân Loại Các Hoạt Động Khai Thác Quặng Phổ Biến Hiện Nay

Trình tự xin giấy phép xây dựng công trình dân dụng

Không chỉ cần cấp phép xây dựng đối với các công trình công nghiệp mà các công trình xây dựng dân dụng cũng cần được cấp phép mới được xây dựng. Để công trình được diễn ra đúng thiết kế, đảm bảo đúng quy hoạch, quy định thì bạn nên quan tâm đến giấy phép xây dựng. Vậy ai là người có thẩm quyền cấp phép cho các công trình xây dựng dân dụng? Quy trình cấp phép như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

  1. a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  2. b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  3. c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  4. d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

  1. a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  2. b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  3. c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
  4. d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:

  1. a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;
  2. b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;
  3. c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
  2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
  3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
  4. Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Bước 2: chuẩn bị thủ tục xin cấp phép xây dựng

Bạn cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ để xin cấp phép xây dựng cho công trình. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ xem xét hồ sơ. Sau đó, họ sẽ thẩm định, yêu cầu bổ sung và đồng ý cấp phép cho bạn.

Nếu hồ sơ của bạn đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. 

Hồng Long – Đơn vị thiết kế thi công công trình dân dụng hàng đầu Việt Nam

Công ty Xây dựng Hồng Long là đơn vị thiết kế, thi công dân dụng hàng đầu tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng trọn gói. Hồng Long đã và đang thi công các công trình lớn nhỏ khác nhau như: công trình xây dựng nhà ở, chung cư, khách sạn và resort.

Với đội ngũ kiến trúc sư tài ba, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Giúp mang đến cho bạn những thông tin tư vấn vô cùng hữu ích và thiết thực. Kết hợp với đó là đội ngũ xây dựng có tay nghề cao. Đảm bảo mang đến cho bạn những công trình chất lượng nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0913.266.928 để được tư vấn.

Bài viết Xây Dựng Dân Dụng Là Gì? Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.



source https://reddragoncons.com/tong-quan-ve-xay-dung-dan-dung-ban-nen-biet/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Các Bước Thi Công Cọc Khoan Nhồi

Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Ống HDPE Là Gì? Những Đặc Tính Nổi Bật Của Ống Nhựa HDPE