Vì Sao Thi Công Đóng Cọc Bê Tông Cốt Thép Được Ứng Dụng Phổ Biến?

Chúng ta ngày càng có nhu cầu cao trong việc xây dựng các công trình cá nhân và công cộng. Các công trình cũng ngày càng có quy mô lớn hơn trước. Hiện tượng sụt lún, nghiêng hay thậm trí đổ sập của công trình sau một thời gian ngắn sử dụng luôn là nỗi lo sợ. Vì vậy để tránh được rủi ro không mong muốn, cần gia cố phần nền móng công trình tốt và ứng dụng kỹ thuật thi công đóng cọc bê tông cốt thép. Đây là phương pháp đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

 

thi công đóng cọc bê tông cốt thép hình 2

Nền tảng cho sự ra đời cọc bê tông cốt thép và các phương pháp đóng cọc bê tông cốt thép ngày nay

Quay ngược thời gian, các loại được xem như móng cọc đã có hơn 1200 năm trước vào thời kì đồ đá tại Thụy Sỹ. Bấy giờ họ đã biết xây dựng nhà ven hồ hay các hồ nông bằng cách cắm cọc gỗ xuống hồ. Các loại cọc gỗ còn được sử dụng để chống quân xâm lăng,..

>>>Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Sự soán ngôi của loại cọc mới 

Ngày nay, con người phát triển hơn, họ đã tạo ra một loại cọc với chất liệu mới ra đời. Loại cọc này đã khắc phục được các nhược điểm vốn có của cọc gỗ. Bởi khi dùng cọc gỗ thường cọc sẽ bị hao mồn nhanh theo thời gian cũng như điều kiện môi trường, khí hậu. Cọc gỗ có thể bị mối, mọt, hay mục nước do là thân cây. Điều này cũng khiến cọc dễ dàng bị cháy nếu không may hỏa hoạn.

Chính vì thế, nước ngoài nói chung và riêng Việt Nam. Có hơn 70% các công trình xây dựng sử dụng thi công đóng cọc bê tông cốt thép. Cọc bê tông cốt thép khắc phục được hầu hết các nhược điểm của cọc gỗ thời trước. Loại cọc hiện đại này đã góp phần tạo nên sự bền vững, kiên cố cho bao ngôi nhà dân dụng, nhà cao tầng hay các công trình lớn hiện nay.

 

thi công đóng cọc bê tông cốt thép

Vậy cọc bê tông cốt thép làm từ chất liệu gì? Cách thi công đóng cọc bê tông cốt thép có phổ biến?

Bê tông cốt thép (BTCT) là cọc được tạo ra bởi con người, là một loại vật liệu hỗn hợp, từ hai nguyên liệu chính là thép và bê tông. Cùng nhau kết hợp với nhau nhằm chịu lực chính cho toàn công trình nhờ vào cấu trúc bền vững.

Các loại cọc BTCT có thể được sản xuất thủ công và nhà máy. Do đó có thể làm các kích thước cũng như phần trăm bê tông và thép theo từng yêu cầu khác nhau. Tiết diện của một cọc BTCT có nhiều hình dạng khác nhau. Có thể là hình vuông hay hình tam giác. Ngoài ra, chúng ta còn có thể nối ép các cọc BTCT sao cho phù hợp với máy đóng cọc. Cũng như phương tiện chuyên chở khi vận chuyển cọc.

Cách thi công đóng cọc bê tông cốt thép có phổ biến?

Biện pháp thi công đóng cọc BTCT được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực xây dựng khác nhau. Từ nhà cửa, xí nghiệp, công trình nghệ thuật, cầu đường tới sân bay, các công trình thủy lợi,..

 

thi công đóng cọc bê tông cốt thép xây cầu

 

Khi nhìn một ngôi nhà, một cây cầu hay một công trình nào đó khi hoàn thành. Ta chắc chắn không thể thấy được các cọc bê tông cốt thép đã được thi công. Nhưng chúng luôn hiện diện, ẩn mình bên trong từng công trình. Góp phần to lớn làm một cái khung và nền móng vững chắc. Công trình nhờ đó mà bền vững theo thời gian.

 

Vì sao cần thi công đóng cọc bê tông cốt thép?

Như đã biết, chúng ta ngày càng có nhu cầu cao trong việc xây dựng nhà cửa, các công trình cũng ngày càng có quy mô lớn hơn trước. Nên hiện tượng sụt lún, nghiêng hay thậm trí đổ sập của công trình sau một thời gian ngắn sử dụng luôn là nỗi lo. Đôi khi là ám ảnh trong lòng người chủ công trình.

Vì vậy để tránh được rủi ro không mong muốn. Ta cần gia cố phần nền móng công trình tốt và đảm bảo đúng các tiêu chuẩn thi công đóng cọc bê tông cốt thép.

 

Nhiệm vụ chính của biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép là đảm bảo tối ưu sự vững trãi cho công trình. Kỹ thuật thi công đóng cọc bê tông cốt thép nền móng là truyền tải trọng của công trình xuống nền đất và xung quanh công trình. Người thi công đóng cọc thường đóng, hạ các cọc BTCT sâu dưới đất. Nhờ đó tải trọng lớn của công trình được giảm đi đáng kể.

Đây là kỹ thuật đã và đang được sử dụng rộng rãi nhất. Tùy vào địa hình và các loại đia chất, lực tải công trình khác nhau. Chủ xây dựng sẽ tính toán nhằm đưa ra biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép phù hợp.

 

Xây dựng điện gió

Nhược điểm phương pháp đóng cọc bê tông cốt thép

Nguyên vật liệu của cọc BTCT chính là nguyên nhân dẫn đến các nhược điểm của cọc trong quá trình sản xuất, sử dụng và tái tạo. Do được làm từ bê tông (đá, cát, xi măng) và khung thép là các vật liệu có khối lượng cao.  Nên khi kết hợp thì cọc lúc này sẽ khá nặng nề. Điều này sẽ hơi bất tiện trong việc vận chuyển cũng như khi thi công.

Tiếp đến là một nhược điểm vì tốn thời gian lâu nếu tự làm thủ công. Thời gian thi công sẽ lâu hơn vì bê tông khi được đổ khuôn. Làm cọc cần một khoảng thời gian đông cứng nhất định. Trong lúc này, chất lượng cọc BTCT còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài của thời tiết, môi trường,.. Có thể khắc phục bằng cách mua các cọc có sẵn hoặc bán lắp ghép trên thị trường.

Một cọc khi đã sử dụng thì khả năng tái sử dụng lúc này rất thấp. Và tốn nhiều công sức và cả chi phí tháo dỡ. Ngoài ra chi phí bỏ ra cho hệ thống các ván, khuôn đổ cọc cũng tốn kha khá chi phí.

>>>Các Loại Máy Thiết Bị Thi Công Xây Dựng Không Thể Thiếu

Ưu điểm phương pháp đóng cọc bê tông cốt thép

Ngoài những nhược điểm trên thì ưu điểm của việc đóng cọc bê tông cốt thép là mấu chốt. Giúp cho biện pháp thi công đóng cọc BTCT được lựa chọn hàng đầu.

Chi phí bỏ ra để sản xuất cọc BTCT tương đối thấp. Do chủ yếu từ các nguyên liệu có sẵn như cát, đá, sỏi… Xi măng và thép có chi phí cao hơn nhưng chỉ chiếm khoảng 15% đến 20%. Đặc biệt khả năng chịu được một lực lớn hơn rất nhiều so với các loại vật liệu khác. Bởi sự bền bỉ cũng như dẻo dai của khung thép và vững chắc hơn của bê tông. Đồng thời độ bền rất cao nhờ vào bê tông có khả năng chịu mài mòn tốt. Sự xâm thực từ môi trường không đáng kể. Từ đó chi phí cho việc bảo dưỡng cũng thấp hơn.

Các kết cấu được làm bằng BTCT thường sẽ có khối lượng lớn. Nên càng tăng cao khả năng hấp thụ các lực xung kích. Một điểm cộng rất lớn nữa khi thi công đóng cọc bê tông cốt thép. Ta sẽ không lo cháy như dùng cọc gỗ thời trước. Bê tông trong ngưỡng nhiệt độ cao khoảng 400 °C thì cường độ suy giảm không đáng kể. Bê tông cũng có hệ số dẫn nhiệt thấp. Nên sẽ giúp hạn chế tối ưu việc ảnh hưởng đến khung thép bên trong.

Điều cuối cùng cũng là một trong những ưu điểm tuyệt vời của kỹ thuật thi công đóng cọc bê tông cốt thép. Đó chính là khả năng linh hoạt tạo được các khối cọc bê tông cốt thép. Với ngoài hình cũng như kích thước đa dạng theo nhu cầu và mục đích sử dụng riêng từng công trình.

Hy vọng qua bài viết này Công ty Xây Dựng Hồng Long đã giúp các bạn giải đáp phần nào thắc mắc trên.

 

>>> Tìm Hiểu Những Quy Chuẩn Cần Phải Thực Hiện Trong Xây Dựng Chung Cư

Bài viết Vì Sao Thi Công Đóng Cọc Bê Tông Cốt Thép Được Ứng Dụng Phổ Biến? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.



source https://reddragoncons.com/thi-cong-dong-coc-be-tong-cot-thep/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Các Bước Thi Công Cọc Khoan Nhồi

Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Ống HDPE Là Gì? Những Đặc Tính Nổi Bật Của Ống Nhựa HDPE