Tổng Quan Về Thi Công Công Trình Xây Dựng
Quá trình đô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh tại các thành phố lớn, điều đó làm cho công trình xây dựng càng được đẩy mạnh thi công. Bạn đang thắc mắc về những nội dung xoay quanh thi công công trình. Hãy cùng tìm hiểu thi công công trình xây dựng là gì? qua bài viết sau!
Thi công công trình xây dựng là gì?
Thi công công trình xây dựng là quy trình thiết kế và thi công để tạo nên các cơ sở hạ tầng hay nhà ở, công trình. Hoạt động công trình xây dựng được tính từ việc bắt đầu lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán, thi công cho đến khi hoàn tất dự án và sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Để hoàn thành một công trình hiệu quả thì không những khâu thi công phải làm tốt mà các chủ đầu tư còn phải chuẩn bị thật hoàn hảo các bước lên kế hoạch. Khởi đầu của mọi công trình xây dựng là bước lên kế hoạch. Tại đó, một chủ đầu tư phải phát thảo được sơ qua về công trình, lập dự toán và tìm được một đội ngũ thợ xây lành nghề, có nhiều kinh nghiệm.Trong trường hợp cần huy động vốn, các nhà quản lý dự án còn phải đứng ra tổ chức thầu, tìm kiếm những nhà đầu tư uy tin, tin cậy, đáp ứng việc chi phí không vượt quá ngân sách dự toán.
Tiếp đó là một tổ gồm các kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư phụ trách thi công, kiến trúc sư và tư vấn giám sát tiếp tục tạo ra bản vẽ và hoàn thành quá trình thi công. Từ khâu nhỏ nhất như chọn chỗ mua nguyên vật liệu xây dựng cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong xây dựng đều phải được đảm bảo chặt chẽ, theo nguyên tắc an toàn, chất lượng và không chạy theo tiến độ.
Các loại công trình thi công xây dựng
Tất cả các dự án thi công nhà được chia thành 3 loại dự án:
- Toà nhà và nhà ở
- Công trình công cộng
- Cấu trúc kiểu công nghiệp
Quy trình thi công công trình xây dựng
Chọn nhà thầu uy tín
Người trực tiếp tạo nên ngôi nhà là nhà thầu xây dựng, vì vậy cần chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực về tài chính, nhân lực, trang thiết bị và có uy tín. Khi chọn được nhà thầu thi công tốt sẽ đảm bảo được chất lượng kỹ thuật, thời gian thi công, an toàn lao động với chi phí hợp lý.
Quy hoạch thi công công trình xây dựng
Trước khi thi công xây dựng cần hoàn thiện các thủ tục về xin giấy phép đầu tư và giấy phép xây dựng. Chuẩn bị giải phóng mặt bằng được quy hoạch, để di dời đồng hồ điện, đồng hồ nước trước khi khởi công thì liên hệ với cơ quan điện, nước.
Công tác chuẩn bị trước khi thi công
- Thông báo khởi công thi công công trình xây dựng đến chính quyền địa phương bằng văn bản.
- Vận chuyển thiết bị, vật tư, chuẩn bị mặt bằng để thi công.
- Dọn dẹp mặt bằng thi công, định vị tìm cột, móng, đo đạc và kiểm tra hiện trạng đất thực tế so với bản vẽ xin phép xây dựng.
- Xác định độ cao hiện trạng, độ cao thiết kế so với độ cao chuẩn.
- Lập biên bản xác định ngày khởi công và bàn giao mặt bằng.
- Để tránh xảy ra rủi ro tranh chấp pháp lý sau này thì cần lưu lại hình ảnh công trình hiện tại và các công trình lân cận.
- Treo biển báo xây dựng công trình như biển báo thông tin công trình, biển báo an toàn lao động, biển cảnh báo,…
Tiến hàng xây dựng phần thô
Để xây dựng phần thô thì cần phải làm các công việc sau:
- Công tác đào đất, thi công móng, bê tông lót, đà kiềng, đổ cột, sàn tầng trệt, đổ cột.
- Lắp dựng cốt pha, cốt thép, ván khuôn, thi công bê tông các cột, dầm, sàn.
- Xây tường bao che, che chắn công trình theo yêu cầu kĩ thuật.
- Lắp dựng ván khuôn, lắp đặt cốt thép dầm, sàn theo đúng bản vẽ kỹ thuật.
- Thi công lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật âm sàn.
- Đổ bê tông dầm, sàn.
- Thi công cầu thang, tường ngăn.
- Lắp đặt đường điện, đường ống nước
- Tô trát trần và tường trong, ngoài nhà.
- Xử lý chống thấm sàn lộ thiên, sàn âm.
Hoàn thiện quy trình thi công
Sau khi phần thô được hoàn thiện thì sẽ tiến hành các bước hoàn thiện ngôi nhà:
- Lắp và hoàn thiện cửa
- Lắp lan can mặt tiền, tay vịn cầu thang.
- Đóng trần thạch cao.
- Ốp lát gạch đá trang trí
- Lát nền nhà, WC, sân
- Lắp thiết bị điện, công tắc, …
- Lắp đèn chiếu sáng
- Lắp thuế bị vệ sinh, máy bơm,…
- Bả matit, sơn trần, tường trong nhà, ngoài nhà, sơn cửa.
- Ốp lát gạch đá trang trí
- Thi công lắp thiết bị điện, nước, thiết vệ sinh, bồn cầu, lavabo, vòi nước, chậu rửa, đèn chiếu sáng trong và ngoài trời.
- Thi công lắp đặt nội thất.
- Vệ sinh công trình xây dựng, sửa lỗi, hoàn thiện và bàn giao nhà.
Nghiệm thu công trình
Bước cuối cùng khi công trình hoàn thành đó là nghiệm thu, đây là quá trình đối chiếu, so sánh giữa bản vẽ thiết kế với công trình đã hoàn thành.
Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích đã giúp giải đáp thắc mắc của bạn đọc về thi công xây dựng là gì?
Bài viết Tổng Quan Về Thi Công Công Trình Xây Dựng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.
source https://reddragoncons.com/thi-cong-cong-trinh/
Nhận xét
Đăng nhận xét