Quy Trình Thi Công Xây Dựng Nhà Ở Dân Dụng Bạn Cần Biết

https://ift.tt/3oOZHZC

Bạn đang có ý định xây dựng nhà ở nhưng không biết quy trình xây dựng nhà ở dân dụng ra sao, cần phải chuẩn bị những gì và bắt đầu từ đâu? Để giúp cho các gia đình hiểu rõ về quy trình xây dựng nhà ở dân dụng một cách chi tiết, Reddragon xin chia sẻ tới bạn đọc qua bài viết dưới đây.

1. Quá trình chuẩn bị thi công

– Bước đầu, nhận mặt bằng công trình, cột mốc của công trình,…

– Dọn dẹp phần mặt bằng, đặt vị trí đóng lán trại để đặt vật tư và để công nhân nghỉ lại công trình.

– Lấy góc chuẩn cho ngôi nhà chuẩn bị xây dựng nhà ở

– Lấy 1 cạnh làm chuẩn rồi giăng dây nhợ theo phương dọc trục của ngôi nhà, tại hai điểm này đóng gabarie sẵn. Sau đó giăng dây nhợ theo trục ngang nhà và bắt đầu lấy góc vuông nhà bằng cách: một trục ta lấy chiều dài của thước đo là 1,9m; 3,1m và trục kia lấy chiều dài là 2,5m; 4,1m và gióng chéo hai điểm đó lại ta được kích thước sau:3m ;5m (thông thường khi lấy góc ta phải bỏ bớt 10cm đầu của thước vì 10cm đầu của thước không có độ chính xác nhiều).

– Tiếp sau đó lấy trục ngang, dọc của công trình theo hai phương đã lấy góc. Rồi từ đó đóng gabarie vào các vị trí để sau này hoàn thiện ta cũng cần dùng tới nó.

xay-nha-o-dan-dung

2. Thi công xây dựng nhà ở dân dụng

2.1. Thi công phần móng

– Móng bê tông cốt thép được gia công thép và đổ ngay tại công trường thi công

– Phần móng được chế tạo gồm có các loại móng bè, móng băng và móng đơn. 

– Vị trí của các phần móng được trình bày và xác định trong bản vẽ và được đánh dấu trên mặt bằng xây dựng nhà dân dụng

– Để tránh lưu lượng nước do trời mưa, mạch nước ngầm làm cản trở quá trình thi công, ta cần bố trí mương nhỏ, máy bơm, hố thu nước để hút nước và làm sạch hố móng.

– Sử dụng máy đào, công nhân, xe vận chuyển đất đã chuẩn bị sẵn và tiến hành đào đất theo độ cao thiết kế.

– Sau khi đã đào đất xong thì bắt đầu tiến hành đầm nén đáy móng và đổ bê tông lót đáy móng

– Cấu tạo của móng gồm 2 phần là đài móng và đà móng

2.2. Thi công phần khung

a, Công tác cốt pha

– Đây là một trong các khâu thi công quan trọng. Bởi nó quyết định đến chất lượng bê tông, hình dạng và kích thước của kết cấu nhà. Cốt pha được sử dụng cho công tác phần thân là cốt pha thép và cốt pha gỗ. Chúng được phân loại và tập kết riêng tại các vị trí trên công trình. Nhưng trước khi đưa cốt pha vào sử dụng thì phải vệ sinh sạch và phủ lớp chất chống dính.

– Cốt pha sẽ được lắp dựng, thi công ngay tại công trường

xay-dung-nha-o-dan-dung

b, Công tác cốt thép

– Cốt thép cũng được gia công và lắp dựng ngay tại công trình. Thép sẽ được gia công bằng máy và kết hợp với thủ công.

– Cốt thép được gia công là thép mũ, thép đai, lưới thép,…

– Cốt thép trước khi đưa vào sử dụng cần phải được sửa thẳng, không bị gỉ. Bạn có thể dùng búa để đập thẳng thép hoặc dùng máy để uốn nắn thẳng. 

– Nối thép có 2 dạng là nối bằng kẽm buộc và nối hàn

c, Công tác bê tông

Cũng như hai công tác trên, công tác đổ bê tông cũng giữ một vai trò quan trọng. Bê tông đưa vào sử dụng phải tuân thủ theo TCVN. Chất lượng các loại cốt liêu như cát, đá, xi măng, nước…thường xuyên được kiểm tra theo TCVN.

d, Bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ cốt pha

– Thi thấy bê tông đã đủ cứng thì ta bắt đầu công tác bảo dưỡng bê tông. Bảo dưỡng bê tông cần phải được tiến hành liên tục trong 12 giờ.

– Bề mặt của bê tông trong quy cách xây dựng nhà ở phải luôn được giữ ẩm bằng cách tưới nước hoặc che phủ lên bề mặt bê tông vật liệu giữ nước.

– Cốt pha được tháo dỡ khi bê tông đã đạt được cường độ, thông thường là sau khi đổ từ 15 đến 20 ngày.

xay-nha-o

3. Phần hoàn thiện 

3.1. Công tác xây

– Để đảm bảo được độ kết dính tốt cho khối xây vữa xi măng sử dụng hợp phần cát, nước, xi măng trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp. Hỗn hợp khi tạo ra sẽ có cường độ cao, chịu đựng được nước và nơi ẩm ướt.

– Vì công trình là xây dựng nhà để ở nên gạch sử dụng phải có chất lượng tốt, chịu được khắc nghiệt của thời tiết

– Xi  măng dùng có thế dùng nơi sản xuất TCVN 

– Nước cũng phải là nước sạch, được lấy từ các nguồn nước trong khu vực

3.2. Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật xây dựng

– Xây theo trình tự từ thấp lên cao: tường chính xây trước, tường phụ xây sau và xung quanh xây trước, trong xây sau

– Nếu gạch khô, không có độ ẩm thì cần phải tưới nước để đảm bảo gạch sẽ không hút nước của vữa, sẽ tạo được liên kết tốt khi xây dựng

– Bề mặt tiếp giáp với khối xây phải được trát một lớp hồ dầu. Điều này có tác dụng để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.

– Để đảm bảo cho tường được thẳng, phẳng thì trong quá trình xây dựng phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả rọi

– Có 2 cách xây là 3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang

– Cần chú ý vị trí tiếp giáp dầm phải xây xiên, xây bằng gạch đinh. Bên cạnh đó  các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh các trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.

– Khi xây cần chú ý đến những chỗ trống trên tường lắp dựng của cửa, lam gió, đường điện, ống nước,…

– Sau khi khối xây vừa xong cần hạn chế các lực va chạm vào để khối xây đạt cường độ từ từ.

Nếu tiếp tục xây lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.

xay-dung-nha-de-o

3.3. Tổ chức làm việc

Để đảm bảo được chất lượng của các vật liệu như gạch, đá, cát, xi măng,… khi đưa đến công trình cần phải được kiểm tra và nghiệm thu ngay. Nếu chất lượng không đảm bảo thì phải thay đổi ngay.

Sau khi khối xây dựng được hoàn chỉnh nên kiểm tra nghiệm thu một lần nữa. Cứ như thế cho đến khi công trình được hoàn thiện.

>>>Có thể bạn quan tâm:

Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Bạn Nên Biết

Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Điện Gió Biển – Nguồn Năng Lượng Xanh

Bài viết Quy Trình Thi Công Xây Dựng Nhà Ở Dân Dụng Bạn Cần Biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Các Bước Thi Công Cọc Khoan Nhồi

Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Ống HDPE Là Gì? Những Đặc Tính Nổi Bật Của Ống Nhựa HDPE