Hình Thức Và Điều Kiện Để Kinh Doanh Dịch Vụ Sửa Chữa Tàu Biển

https://ift.tt/2T1bUvz

Trong quá trình vận chuyển và khai thác, có nhiều nguyên nhân làm cho con tàu bị hư hỏng, hao mòn và xuống cấp theo thời gian. Để tăng tuổi thọ của con tàu cần phải tiến hành sửa chữa tàu biển. Sửa chữa tàu biển là một dịch vụ cần phải đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian sửa chữa.

Nhiệm vụ cơ bản của công tác sửa chữa tàu biển

– Cần phải đảm bảo sự hoạt động bình thường cho con tàu trong suốt quá trình khai thác, ngăn ngừa các hư hỏng, hao mòn của thiết bị và vỏ tàu.

– Đảm bảo thời gian sửa chữa nhanh chóng để đưa con tàu tiếp tục hoạt động

– Trang bị lại và cải tiến các tính năng khai thác của con tàu, kéo dài tuổi thọ cho con tàu

cong-ty-ve-sua-chua-tau-bien

Công tác sửa chữa tàu biển phân thành 4 hình thức

Bảo dưỡng

Bảo dưỡng là hình thức sửa chữa tàu thuyền thấp nhất, được tiến hành một phần trong thời gian vận hành, một phần ở cảng. Công việc chủ yếu khi bảo dưỡng là lau chùi, kiểm tra công tác hoạt động của các thiết bị máy móc và sơn phần vỏ tàu trên mặt nước.

Sửa chữa nhỏ (tiểu tu)

Công tác tiểu tu này được tiến hành theo định kỳ hàng năm. Những công việc chủ yếu là sửa chữa những hư hỏng khi phát hiện trong lúc bảo dưỡng mà do thiếu các thiết bị nên chưa sửa chữa được, cạo gỉ và quét sơn phần dưới nước của con tàu.

Sửa chữa vừa (trung tu)

Hình thức sửa chữa vừa được tiến hành từ 2 đến 3 lần giữa 2 kỳ đại tu. Các công việc thực hiện bao gồm các công tác tiểu tu và tiến hành sửa chữa, thay thế một số thiết bị máy móc không còn khả năng làm việc bình thường. Bên cạnh đó cũng tiến hàng sửa chữa, thay thế một số cấu kiện của vỏ tàu. Mục đích tiến hành sửa chữa trung tu là duy trì sự khai thác hoạt động bình thường của con tàu trong khoảng thời gian giữa hai kỳ trung tu và đại tu.

Sửa chữa lớn (đại tu)

Nhiệm vụ trong công tác đại tu là sửa chữa thân tàu, các thiết bị và máy móc nhằm để khôi phục lại trạng thái kỹ thuật ban đầu. Thời gian giữa 2 kỳ sửa chữa tàu biển đại tu thường là 9 đến 12 năm.

sua-chua-tau-thuy

Điều kiện để kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển

Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, thợ sửa chữa con tàu

– Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sửa chữa tàu thủy phải có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới hoặc sửa chữa tàu.

– Mỗi bộ phận kỹ thuật và kiểm tra chất lượng riêng biệt, phải có tối thiểu 1 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu, 1 người tốt nghiệp tốt nghiệp về ngành máy tàu thủy và 1 người có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành về nghề điện tàu thủy

– Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới và sửa chữa cần đảm bảo có tối thiểu 3 thợ hàn kim loại, 1 thợ cơ khí, 2 thợ sơn và 1 thợ điện. 

– Cơ sở, công ty sửa chữa tàu biển với thân tàu bằng kim loại cần đảm bảo có tối thiểu 2 thợ chế tạo vỏ tàu, 1 thợ điện, 1 thợ cơ khí và 1 thợ sơn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

sua-chua-tau-thuyen

Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Về an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường

– Cần đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện về vệ sinh lao động, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật

– Đảm bảo đầy đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi chất thải từ tàu biển để xử lý rác thải theo quy định của

Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường

– Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật Công ước quốc tế để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Hệ thống quản lý chất lượng

Cơ sở sửa chữa tàu biển cần phải thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy định về sửa chữa tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 1 năm kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động.

sua-chua-tau-bien

Tình hình công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển trong nước ta

Hiện nay, có khoảng 40% tàu biển Việt Nam phải mang tàu ra nước ngoài sửa chữa. Vì thế đã cho thấy ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển trong nước ta vẫn chưa phát triển.

Đội tàu biển của nước ta đang đảm nhận vận chuyển khoảng 10% thị phần và chủ yếu vận tải các tuyến gần như Trung Quốc, Hàn QUốc, Nhật Bản và các nước khu vực Đông Nam Á. Nhưng có một số tàu chở hàng rời vận chuyển đi các tuyến châu Âu.

Các cơ sở, các công ty sửa chữa tàu biển trong nước chưa được bổ sung về vốn cũng như hạn tầng cơ sở, thiết bị. Vì thế mà nước ta chưa thể thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, chưa cạnh tranh được với các nước khác.

Cục Hàng hải Việt Nam cho biết hiện đang phối hợp với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) để nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu, cho vay tín dụng ưu đãi trong mua hoặc đóng mới tàu biển; cho vay ưu đãi trong đầu tư tàu chuyên dụng trọng tải lớn, hiện đại. Đồng thời cũng tìm kiếm các sản phẩm đóng tàu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

>>>Có thể bạn quan tâm:

Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Bạn Nên Biết

Dịch Vụ Thi Công Bờ Kè, Cảng Biển Hiện Đại Tại Việt Nam 

Bài viết Hình Thức Và Điều Kiện Để Kinh Doanh Dịch Vụ Sửa Chữa Tàu Biển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Các Bước Thi Công Cọc Khoan Nhồi

Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Ống HDPE Là Gì? Những Đặc Tính Nổi Bật Của Ống Nhựa HDPE