5+ Công Tác Phần Móng Kỹ Thuật Xây Dựng Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết
Xã hội càng phát triển thì kéo theo đó nhu cầu về chất lượng đời sống con người được tăng cao: ăn ở, đi lại. Việc nâng cấp các cơ sở hạn tầng và xây dựng của các công trình dân dụng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Sau đây, Reddragon xin chia sẻ bài viết tới người đọc về kỹ thuật xây dựng dân dụng.
Kỹ thuật xây dựng dân dụng là gì?
Kỹ thuật xây dựng dân dụng là một ngành kỹ thuật chuyên nghiệp có nhiệm vụ thiết kế, thi công và bảo trì các công trình xây dựng dân dụng như đường, dập, nhà, cầu,…
Kỹ thuật xây dựng dân dụng đã ra đời từ rất lâu chỉ sau kỹ thuật dân sự. Nói theo cách truyền thống thì ngành này được chia thành các ngành nhỏ như kỹ thuật môi trường, giao thông, kết cấu, đô thị, môi trường nước,… Đặc biệt, nó có mặt ở mọi cấp độ trong phạm vi cộng đồng, từ nhà nước đến tư nhân và rộng hơn là quốc tế.
Kỹ thuật thi công xây dựng dân dụng phần móng
Nếu nói về kiến thức lý thuyết thì sẽ rộng và vô hạn. Ở đây, Reddragon xin chia sẻ tới bạn đọc những kiến thức mang tính thực hành. Nội dung là bạn cần kiểm soát những công tác gì trong quá trình giám sát kỹ thuật xây dựng
1. Công tác mặt bằng
– Cần định vị được vị trí đặt kho bãi sao cho thuận tiện nhất trong việc di chuyển, đi lại
– Dễ dàng thao tác công việc dỡ lên xuống vật liệu, không làm ảnh hưởng đến việc thi công các hạng mục công việc khác. Đồng thời cũng nhằm bảo quản vật liệu được tốt nhất
2. Công tác đất
– Chiều sâu khi đào móng
+ Móng nông như móng đơn thì nên đào qua lớp đất hữu cơ. Nên chọn phần lớp đất cứng cố kết lâu năm nhưng không nên quá 2 – 3 cm. Nếu đào sâu hơn thì nên chọn giải pháp móng cọc, móng bè hoặc móng băng
– Về vấn đề sạt lở
+ Đào đất tới đâu, bạn nên vận chuyển đất ra nơi khác chỗ đó, không nên để đất ở mép hố đào
+ Cũng cần tính toán đến giải pháp tường vây và cọc ván để ngăn ngừa nguy cơ sạt lở do nước ngầm và nước mưa
+ Chiều sâu của bể phốt (hay hầm phân) không được đào sâu quá chiều sâu của đất nền. Dưới tác động của tải trọng, móng sẽ làm cho phần đất nền bị biến dạng, tạo một áp lực ngang lên thành bể phốt sẽ gây nứt gãy thành bể phốt
+ Đặt vị trí của bể phốt cũng có ảnh hưởng tác động tới nhà kế bên trong tương lai. Đã có trường hợp nhà kế bên thi công và gây nứt hãy bể phốt do đặt bể phốt quá sát với ranh giới đất.
3. Công tác bê tông lót
– Đối với công tác bê tông lót thì phải có đủ chiều dày cũng như độ cứng để gánh được các tải trọng trong quá trình thi công xây dựng dân dụng như bê tông, cốt thép.
– Khi bê tông lót kém chất lượng sẽ gây hậu quả nứt vỡ. Từ đó, bề mặt dưới của cấu kiện sẽ bị rỗ, rỗng do mất nước xi măng
– Nước xâm nhập và gây rỉ cốt thép làm cho đáy móng bị rỗ, rỗng sẽ cực kỳ nguy hiểm
– Bê tông lót móng phải là vật liệu xây dựng nhà dân dụng: cát, xi măng, đá. Nếu là những tấm lót thông thường hay ván gỗ, sau một thời gian sẽ để lại phần rỗng xốp ngay dưới móng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng.
4. Công tác coffa móng
– Coffa móng cần phải đảm bảo khả năng chịu lực xô đẩy của bê tông theo phương ngang. Cụ thể là đảm bảo các cấu kiện không bị biến dạng, vì sẽ gây mất thẩm mỹ và tốn vật liệu. Bên cạnh đó là ngăn các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như đất, rác, bùn,…
– Coffa móng phải tương đối kín nước. Việc này để đảm bảo cho việc khi tháo coffa, bề mặt bê tông sẽ được nhẵn đẹp, không trơ đá và lộ thiên cốt thép.
– Ngoài ra, coffa móng phải đảm bảo được kích thước hình học để đạt được lớp chiều dày bê tông bảo vệ (cụ thể là với cấu kiện âm 5cm, cấu kiện trên mặt đất là 1,5 đến 3cm).
5. Công tác cốt thép
– Kỹ thuật xây dựng cơ bản là thép sử dụng phải là thép không bị gỉ
– Thép phải được kê cao bằng con kê bê tông và với độ dày bằng với lớp bê tông bảo vệ.
– Cốt thép phải được định vị vững chắc và đúng cự ly bằng kẽm buộc và số lượng phải trên 50% mối buộc. Quan trọng, không được sử dụng que hàn nhiệt để hàn nối định vị cốt thép vì khi hàn nhiệt sẽ làm giòn cốt thép. Phần thừa của kẽm buộc cần phải được cắt bỏ hoặc uốn cong vào bê tông vì nếu phần kẽm buộc còn thừa bị lộ làm cho nước sẽ xâm nhập vào thép chủ.
6. Công tác cọc ép
Khi ép cọc, bạn cần kiểm soát:
– Xuất xứ của cọc ép
– Giấy tờ hiệu chuẩn đồng hồ đo áp suất hoặc đối trọng
– Bề mặt của cọc ép (nứt, gãy, rỗ) khi đưa đến công trình
– Độ xiên của cọc ép sau khi hạ 1/100L
– Độ lệch tim khi hạ cọc (theo TCVN 9394:2012)
7. Công tác đổ bê tông
– Giai đoạn đổ bê tông là giai đoạn quan trọng, sẽ quyết định thành bại của nhà thầu
– Sau khi kiểm tra các công tác trên hoàn thành thì tiến hành công tác đổ bê tông
– Khi đổ bê tông, bạn cần kiểm soát:
+ Cốt liệu sử dụng: Thành phần, chất lượng của cát, đá, xi măng, nước
+ Chiều cao đổ từ 1 đến 2m
+ Có những phương án để đề phòng rủi ro do thời tiết gây ra
+ Bê tông khi đổ cần phải liên tục, lớp mới cách lớp cũ không quá 45 phút
+ Có sơ đồ đổ bê tông từ thấp đến cao và từ xa đến gần
+ Vệ sinh thép chờ và bảo dưỡng bê tông bằng nước sạch
>>>Có thể bạn quan tâm:
Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng
Bài viết 5+ Công Tác Phần Móng Kỹ Thuật Xây Dựng Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.
Nhận xét
Đăng nhận xét