Xây Dựng Biển – Phát Triển Kinh Tế Biển

https://ift.tt/2A3zrWc

Khai thác tiềm năng biển, đảo và xây dựng biển đảo luôn là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược trên thế giới. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới biển.

 Việc phát triển kinh tế xây dựng biển trở thành xu thế tất yếu trên con đường tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm cũng như không gian sinh tồn cho loài người trong tương lai.

Tiềm năng lớn của biển Việt Nam

Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giao thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.

Tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là nguồn tài nguyên dầu khí. Trữ lượng ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m3 quy dầu quy đổi, chủ yếu là khí ở thềm lục địa. Trữ lượng tài nguyên dầu khí đã phát hiện vào khoảng 1,365 tỷ m3 quy dầu. Chiếm 30-35% tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí dự báo của Việt Nam, trong đó khí thiên nhiên chiếm trên một nửa.

Không chỉ sở hữu trữ lượng dầu phong phú, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về giao thông thủy. Vùng ven bờ nước ta có tổng số 48 vũng vịnh với tổng diện tích khoảng 4.000 km2, phân bố từ Bắc vào Nam, trong đó vùng Nam Trung Bộ có nhiều nhất (31 vũng, vịnh),… Nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều nơi có thể xây dựng bãi biển thu hút du lịch. Và cho việc trú ngụ của tàu thuyền, giúp ích cho việc xây dựng biển Đà Nẵng.

Hoàn thiện thể chế quản lý tổng hợp tài nguyên biển

Để phát triển bền vững kinh tế biển, xây dựng biển. Các quốc gia đều tập trung xây dựng chính sách biển tổng thể ở tầm quốc gia, trong đó chú trọng đầu tư nguồn lực. Nhằm phát triển các ngành kinh tế biển mũi nhọn. Như phát triển xây dựng khu du lịch biển. Tăng cường nghiên cứu khoa học về biển. Và tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý biển.

Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về biển nhưng vẫn còn chưa đầy đủ và chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Cần khẩn trương xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý biển, đảo.

Thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo với phương châm không làm thay quản lý ngành, lĩnh vực mà đóng vai trò định hướng, điều phối các hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực; giúp khắc phục các xung đột, mâu thuẫn trong quản lý theo ngành, lĩnh vực; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển, hải đảo; thống nhất các hoạt động quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo phát triển bền vững biển và hải đảo.

Tăng cường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về biển

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, để phát triển bền vững kinh tế biển. Thì cần huy động các nguồn lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế. Để tăng cường công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển. Và hải đảo nhằm nâng cao hiểu biết về tiềm năng, lợi thế và tác động bất lợi từ biển. Từ đó làm chủ các hoạt động trên biển, xác lập luận cứ khoa học.

Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ mới, tiên tiến, hiện đạị. Trong điều tra cơ bản, quản lý, giám sát, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Phòng tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn thải từ đất liền ra biển, chủ động ứng phó hiệu quả với các sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu, hóa chất độc xảy ra trên biển.

Nghiên cứu, tính toán tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thực hiện các biện pháp ứng phó tại các vùng ven biển.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quan trắc, thông báo sớm về động đất, cảnh báo sóng thần, bão, thiên tai trên biển; phòng ngừa và ứng phó sự cố trên biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới. Tích cực tham gia các thể chế hợp tác về tài nguyên, môi trường biển, đóng góp vào nỗ lực chung trong quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường biển; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Phát triển kinh tế biển với củng cố quốc phòng, an ninh

Lợi ích quốc gia trên biển ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt là đối với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nếu chúng ta không phát triển được kinh tế biển thì nhiều nguy cơ xảy ra. Như nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh là rất hiện hữu. Đồng thời, cũng cần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tổ chức huấn luyện, diễn tập và triển khai các phương án bảo vệ. Và giải quyết những tình huống phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn khu vực ven biển. Như: Diễn tập đánh địch đổ bộ đường biển kết hợp đổ bộ đường không; diễn tập cụm làng xã chiến đấu; diễn tập cơ động tàu xuồng, chi viện lực lượng, phương tiện bảo vệ đảo; tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống gây rối, gây bạo loạn, khủng bố. Và phòng thủ tuyến biển, chống xâm nhập, giữ vững an ninh, chủ quyền lãnh hải, phục vụ tốt công tác phát triển kinh tế biển; nâng cao trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu đối với các lực lượng vũ trang trên biển.

xay-dung-bien

Có thể bạn quan tâm:

Đặc Điểm Về Quy Trình Xây Dựng Cảng Biển Ở Việt Nam

Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Bạn Nên Biết

Thi Công Cầu Cảng Chống Ăn Mòn

Bài viết Xây Dựng Biển – Phát Triển Kinh Tế Biển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty Xây Dựng Hồng Long.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Các Bước Thi Công Cọc Khoan Nhồi

Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Ống HDPE Là Gì? Những Đặc Tính Nổi Bật Của Ống Nhựa HDPE